Tìm kiếm
Close this search box.

Kịch bản là gì? Khám phá 09 loại kịch bản phố biến hiện nay

Mục Lục

Kịch bản (hay Scripting) là một bản thảo nội dung ghi lại câu chuyện hoặc kịch trường sử dụng trong việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. Các yếu tố cần có để tạo ra một kịch bản tốt là ngôn ngữ kịch bản, sự xung đột và hành động. Hiện nay có 09 loại kịch bản được sử dụng phổ biến trong sản xuất các loại phim khác nhau.

Kịch bản là gì

Kịch bản là gì?

Kịch bản (hay Scripting) là một bản thảo nội dung ghi lại câu chuyện hoặc kịch trường. Chúng được sử dụng trong việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật như: phim, chương trình truyền hình hoặc vở kịch. Đây là một phần quan trọng của quá trình sản xuất, nó cung cấp nội dung, hướng dẫn cho các nhà làm phim, diễn viên và các thành viên khác trong đoàn sản xuất về định hình cốt truyện, nhân vật, các tình huống cùng diễn biến của câu chuyện. 

Các yếu tố cần có trong kịch bản

Các yếu tố cần có trong kịch bản

Ngôn ngữ kịch bản

Ngôn ngữ kịch bản là một hệ thống ký tự độc đáo mang tính hoạt động của mỗi nhân vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phác họa lên những đặc điểm và tính cách của mỗi nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thường được phát triển thông qua ngôn ngữ đối thoại kết hợp với ngôn ngữ miêu tả. Ngôn ngữ kịch bản cần đảm bảo tính cao trào của cốt truyện cùng sự liên kết giữa các tuyến nhân vật. 

Các lời thoại trong kịch bản nên mang tính thực tế, gần gũi với cuộc sống hàng và hạn chế những từ ngữ thô tục. Hơn nữa, ngôn ngữ kịch bản nên phù hợp, mạch lạc có thể truyền tải được các ý nghĩa triết lý sâu sắc đến khán giả.

Sự xung đột

Sự tương phản, xung đột được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng ý tưởng kịch bản. Đây được xem là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các hành động và dẫn đến mâu thuẫn. Nếu các kịch bản thiếu đi yếu tố xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng quan trọng.

Yếu tố xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: sự xung đột giữa các nhân vật, xung đột giữa lựa chọn và hành động của các nhân vật, xung đột giữa các yếu tố trong thế giới truyền, xung đột giữa các giá trị… 

Hành động trong kịch bản

Hành động trong các kịch bản được sử dụng như một cách để hình thành và mô tả tính cách của các tuyến nhân vật. Hành động được thể hiện thông qua các cử chỉ, động tác, lời nói cùng nhiều yếu tố khác như sự mâu thuẫn giữa các nhân vật.

09 loại kịch bản phổ biến hiện nay

Khám phá 09 loại kịch bản phố biến hiện nay

Kịch bản phim ngắn

Các phim ngắn thường có đội dài từ 5 đến 30 phút và các loại kịch bản phim ngắn đang dần trở thành một sự lựa chọn phổ biến, đặc biệt là đối với những nhà biên kịch trẻ mới bước chân vào thế giới điện ảnh.

Kịch bản phim ngắn không thể quá dài miên man, không có trọng tâm, tuy nhiên cũng không thể bị rút gọn quá mức đến nỗi không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt. Vì vậy, việc chọn lọc hình thức thể hiện nội dung và bố cục của kịch bản phim ngắn là điều vô cùng quan trọng.

Kịch bản phim truyền hình

Kịch bản phim truyền hình là thể loại phim được sản xuất và phát sóng trên các hệ thống kênh truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với tiêu chuẩn phim riêng. Nó sẽ tuân thủ theo các định dạng khung hình khác nhau dựa theo hệ thống truyền hình từng quốc gia. Các kịch bản phim truyền hình bao gồm tập hợp nhiều kịch bản nhỏ được liên kết chặt chẽ với nhau, từ đó sẽ tạo nên một loại các tập phim liên tục xoay quanh một chủ đề chính.

Bên cạnh đó, đôi khi bộ phim đã được lên sóng trước công chúng nhưng đoạn kết của kịch bản vẫn chưa được hoàn thiện và có thể chỉnh sửa. Điều này cho phép các nhà biên kịch có thể theo dõi, sửa đổi để đáp ứng được các phản hồi, mong muốn của khán giả. Đồng thời cũng linh hoạt tạo ra các diễn đạt tiếp theo hay hơn nhằm tạo sự kỳ vọng, hưởng ứng của khán giả.

Kịch bản phim điện ảnh

Kịch bản phim điện ảnh được sản xuất để tạo thành các bộ phim chiếu tại rạp hoặc phát hành dưới dạng DVD. Kịch bản sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian cố định, thông thường từ 90 đến 120 phút. Ý tưởng kịch bản có thể đến từ sự sáng tạo của nhà biên kịch hoặc có thể lấy cảm hứng từ các tác phẩm tiểu thuyết hoặc truyện ngắn của các nhà văn khác.

Kịch bản phim tài liệu

Kịch bản phim tài liệu là một dạng kịch bản tương tự như dạng ký sự, ý tưởng được lấy cảm hứng hoặc dựa trên những câu chuyện thực tế của cuộc sống. Các nhà biên kịch khi xây dựng phim tài liệu có nhiệm vụ truyền tải những khía cạnh đa dạng của cuộc sống thành những hình ảnh trên màn ảnh mà vẫn giữ nguyên được tính thẩm mỹ và cảm xúc của nó.

Kịch bản phim quảng cáo

Đây là dạng kịch bản phim ngắn nhất hiện nay được nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng thường xuyên. Chúng thường có độ dài dưới 1 phút và được phát sóng lặp đi lặp lại trên các kênh truyền hình hay các nền tảng số. Mục đích của ý tưởng kịch bản này là thực hiện các chiến dịch truyền thông cho các sản phẩm/dịch vụ cụ thể. 

Kịch bản phim quảng cáo thường có kết cấu nhanh chóng, ngôn từ cô đọng, súc tích. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, ngôn từ cùng hình ảnh, từ đó giúp thu hút sự chú ý của khán giả nhanh chóng cũng như truyền đạt các thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả, tinh tế.

Kịch bản phim hoạt hình

Phim hoạt hình được tạo thành bằng cách hiển thị nhanh chóng một chuỗi các hình ảnh tĩnh khác nhau để tạo nên các chuyển động và biến đổi hình dạng. Các hình ảnh sẽ được hiển thị trong khoảnh khắc rất ngắn: 24, 25, 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây.

Ý tưởng kịch bản về một câu chuyện khi tạo dựng một bộ phim hoạt hình là bước quan trọng nhất. Các ý tưởng này sẽ giúp hình thành cốt truyện, một yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bộ phim. Vì vậy việc dành thời gian chau chuốt và hoàn thiện kịch bản phim hoạt hình là rất quan trọng.

Kịch bản chương trình truyền hình

Kịch bản chương trình truyền hình là tài liệu văn bản chi tiết, ghi chép các đoạn thoại cho chương trình truyền hình. Loại kịch bản này giúp định hình nội dung cũng như định hướng cho diễn viên, cảnh quay, quay phim và các yếu tố khác để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khán giả. 

Kịch bản chương trình truyền hình yêu cầu cao về sự linh hoạt nhằm tăng khả năng ứng biến phù hợp trong nhiều trường hợp nhưng vẫn giữ đúng mô típ do nhà sản xuất đề ra. Ý tưởng triển khai kịch bản thường thêm vào một vài yếu tố cao trào và biến đổi sao cho chân thực nhất nhằm tạo sự tin tưởng cho khán giả.

Kịch bản sự kiện

Kịch bản sự kiện là một trong những thể loại khó nhất, yêu cầu sự tỉ mỉ, chau chuốt hơn bao giờ hết. Đó là bởi trong các sự kiện thực tế, không ai có thể đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra chính xác như đã được viết trong kịch bản.

Chính vì vậy, nhà biên kịch cần có dự đoán các tình huống có thể xảy ra và sẵn sàng thay đổi kịch bản của mình. Họ cũng cần chuẩn bị một loạt các phương án thay thế, điều chỉnh kịp thời khi có những tình huống không tốt bất ngờ xảy ra.

Kịch bản kịch nói

Kịch bản kịch nói là một tài liệu văn bản được các diễn viên sử dụng trong việc thực hiện các vở kịch trên sân khấu. Kịch bản kịch nói thường sẽ ngắn gọn như kịch bản điện ảnh.

Thể hiện kịch bản này yêu cầu sự hòa quyện tinh tế giữa cốt truyện và biểu cảm của diễn viên. Chúng sẽ được trình diễn trực tiếp trên sân khấu của các nhà hát lớn trước đông đảo các khán giả. Từ đó, khán giả sẽ có cơ hội tận mắt trải nghiệm trực tiếp những cảm xúc chân thật nhất mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ công nghệ quay chụp nào.

Trên đây là những yếu tố cùng các loại kịch bản được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Tất cả các thể loại kịch bản để có những đặc trưng, tiêu chuẩn riêng, nhà biên kịch cần phải nắm rõ được để triển khai viết kịch bản sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong việc mang lại trải nghiệm cho khán giả.