Dù có lượng follow khiêm tốn, Micro Influencer vẫn tạo ảnh hưởng lớn đến niềm tin và hành vi người tiêu dùng nhờ tính chân thực và chi phí hợp lý. Các thương hiệu ngày càng ưa chuộng nhóm người ảnh hưởng này vì khả năng tạo nội dung đa dạng và tiếp cận gần gũi hơn với đối tượng khách hàng. Vậy, các thương hiệu đang khai thác Influencer như thế nào? Và xu hướng Micro Influencer trong năm 2025 sẽ phát triển ra sao?
Nhận diện thương hiệu: Mục tiêu chính của các chiến dịch Micro Influencer
Mặc dù gia tăng nhận thức về thương hiệu vẫn là mục tiêu chính trong các chiến dịch Micro Influencer, nhưng trong năm qua, các thương hiệu đã chú trọng thêm hai mục tiêu quan trọng khác: Doanh số bán lẻ tại cửa hàng và Tái sử dụng nội dung cho quảng cáo.
Mục tiêu tăng doanh số bán lẻ tại cửa hàng hiện chiếm 13% trong tổng số các chiến dịch Influencer. Đặc biệt, trong các chiến dịch lớn với hơn 1.000 Influencer, đây là mục tiêu phổ biến nhất. Điều này cho thấy các thương hiệu đang chuyển trọng tâm sang việc tăng doanh số qua Influencer marketing, tập trung vào những người ảnh hưởng có khả năng chuyển đổi cao.
Một mục tiêu khác nổi bật là tái sử dụng nội dung từ Influencer cho các chiến dịch quảng cáo. Tỷ lệ này đã tăng 80% từ 2023 đến 2024. Đặc biệt, 33% thương hiệu cho rằng nội dung của các Micro Influencer có thể tái sử dụng cho nhiều chiến dịch truyền thông, trong khi 81% thương hiệu đánh giá các nội dung này đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng.
Sự tăng trưởng này không có gì bất ngờ, vì việc tái sử dụng nội dung từ Influencer giúp các thương hiệu tiết kiệm thời gian và chi phí sáng tạo, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn và hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo.
Video ngắn và TikTok: Lựa chọn hàng đầu trong các chiến dịch Influencer
Video ngắn tiếp tục là dạng nội dung được yêu thích nhất trong các chiến dịch Influencer trong những năm gần đây. Các video ngắn như TikTok và Instagram Reels chiếm tới 87,3% tổng số bài đăng có sự tham gia của Micro Influencer trong năm 2024, tăng 37% so với năm trước.
Cụ thể, khảo sát về các định dạng nội dung được ưa chuộng trong chiến dịch Micro Influencer từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 8 năm 2024 cho thấy:
– TikTok Videos: Chiếm 57,7%, cho thấy TikTok là nền tảng ưu tiên để các Micro Influencer tạo nội dung.
– IG Reels: Đứng thứ hai với 30,5%, phản ánh sự phổ biến của video ngắn trên Instagram.
– IG Stories: Chỉ chiếm 7,4%, dù vẫn được sử dụng trong các chiến dịch.
– IG Static Posts: Tỷ lệ thấp nhất với chỉ 4,4%, cho thấy sự giảm dần của nội dung dạng bài đăng tĩnh trên Instagram.
Như vậy, TikTok tiếp tục là nền tảng ưa thích trong các chiến dịch của Micro Influencer và Influencer nói chung. Tính đến tháng 8 năm 2024, TikTok đã chiếm tới 62,3% tổng số bài đăng có sự tham gia của thương hiệu và các Influencer, chứng tỏ sự ảnh hưởng ngày càng lớn của nền tảng này trong các chiến dịch người ảnh hưởng.
Đối với Instagram, Instagram Reels chiếm phần lớn trong các chiến dịch với người nổi tiếng. Tuy nhiên, bài đăng tĩnh trên Instagram đang dần giảm, với lượng bài đăng tĩnh giảm 74% so với năm trước. Điều này cho thấy xu hướng video ngắn không chỉ thịnh hành trên các nền tảng video như TikTok mà còn chiếm ưu thế trên nhiều mạng xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng TikTok hay Instagram còn phụ thuộc vào từng ngành hàng cụ thể. Ví dụ, với hàng hóa tiêu dùng đóng gói (CPG), Instagram vẫn chiếm tỷ lệ nội dung cao hơn so với TikTok.
Ngành hàng nào ưa chuộng Micro Influencer nhất?
Micro Influencer ngày càng trở thành chiến lược ưu tiên trong các ngành hàng, đặc biệt là ngành làm đẹp, hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) và chăm sóc sức khỏe. Đây là những lĩnh vực mà người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng và tham khảo thông tin từ các người ảnh hưởng nhỏ hơn, thay vì những người nổi tiếng với tầm ảnh hưởng lớn, được mời quảng cáo.
Dưới đây là các ngành hàng ưa chuộng Micro Influencer nhất hiện nay:
Ngành Làm Đẹp
Các thương hiệu làm đẹp toàn cầu đã tăng gấp 2,5 lần số lượng Influencer hợp tác trong những năm gần đây. Các bài đăng về các thương hiệu làm đẹp chiếm tới 52% tổng số bài đăng từ Influencer, với 35,6% chiến dịch tập trung vào ngành này.
Tại Việt Nam, Micro Influencer đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược marketing của các thương hiệu làm đẹp, với sự phát triển mạnh mẽ của Beauty Blogger, KOL, và KOC. Mục tiêu chính trong các chiến dịch này là “Tăng cường nhận thức về thương hiệu”. Các thương hiệu làm đẹp thường hợp tác với hơn 1.000 Micro Influencer trong một chiến dịch. Video TikTok là loại nội dung phổ biến nhất, chiếm 76,2% trong các chiến dịch.
Ngành CPG (Hàng Tiêu Dùng Đóng Gói)
Ngành CPG đứng thứ hai về số lượng bài đăng của Influencer, chiếm 20,6% và 28,2% số chiến dịch. Giống như ngành làm đẹp, mục tiêu chính là “Nhận thức về thương hiệu”, nhưng ngành này còn chú trọng đến mục tiêu “Tăng doanh số bán lẻ tại cửa hàng”, chiếm 28% chiến dịch.
Về nền tảng và định dạng nội dung, ngành CPG ít chú trọng TikTok hơn và thay vào đó, ưa chuộng Instagram Reels, với số lượng video trên Instagram gần gấp đôi TikTok. Tuy nhiên, tại Việt Nam, TikTok và Facebook vẫn là những nền tảng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Instagram.
Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe
Ngành chăm sóc sức khỏe tập trung vào “Nhận thức về thương hiệu”, chiếm tới 79% chiến dịch Influencer của ngành. Thương hiệu chăm sóc sức khỏe cũng xếp thứ ba về số lượng bài đăng từ người ảnh hưởng (9,7%) và chiếm 10,4% tổng số chiến dịch Influencer toàn cầu.
TikTok đang là nền tảng chủ đạo trong chiến lược marketing của ngành này. Từ năm 2022 đến 2024, số lượng nội dung từ Influencer trong ngành chăm sóc sức khỏe trên TikTok đã tăng tới 260%, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này trong các chiến dịch.
Kết luận: Các ngành làm đẹp, CPG và chăm sóc sức khỏe đang tận dụng tối đa tiềm năng của Micro Influencer để gia tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Các chiến lược này càng trở nên quan trọng khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sự chân thực và gần gũi từ những người ảnh hưởng có tầm ảnh hưởng vừa phải.
Dự báo xu hướng Micro Influencer Marketing 2025
Trong năm 2025, thị trường Micro Influencer sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ba yếu tố chính dưới đây:
Sự Phát Triển Của Social SEO
Ngày nay, người tiêu dùng trẻ ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Facebook, thay vì sử dụng các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chiến lược SEO trên mạng xã hội (Social SEO), trong đó Influencer đóng vai trò quan trọng.
Các người ảnh hưởng giúp các thương hiệu gia tăng sự hiện diện trên mạng xã hội, từ đó nâng cao khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm của nền tảng. Đặc biệt, sự kết hợp với Micro Influencer làm nội dung của thương hiệu trở nên đa dạng và sinh động hơn, thúc đẩy hiệu quả chiến dịch Social SEO.
Tái Sử Dụng Nội Dung UGC
Micro Influencer đang là nguồn nội dung phong phú cho các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu. Khoảng 80% thương hiệu đã bắt đầu tái sử dụng nội dung User-Generated Content (UGC) từ các Influencer, thay vì chỉ sử dụng các chiến dịch quảng cáo truyền thống. Những nội dung này có thể bao gồm bài đánh giá trên website hoặc các bài đăng trên kênh cá nhân của Micro Influencer.
Nội dung theo hướng UGC là công cụ hữu hiệu giúp thương hiệu xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí marketing dài hạn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những nội dung này, thương hiệu cần có quy trình hợp tác rõ ràng ngay từ đầu, đặc biệt là việc tối ưu định dạng nội dung như review, đánh giá hoặc kể chuyện (storytelling), để thuận tiện cho việc tái sử dụng sau này.
Nhiều Hình Thức Quảng Cáo Mới Với Micro Influencer
Các chiến dịch quảng cáo kết hợp với Influencer đã cho thấy hiệu quả vượt trội so với quảng cáo truyền thống. Sự phát triển của TikTok và TikTok Shop đã mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu CPG khi kết hợp với Influencer, giúp tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng dễ dàng hơn. Người dùng có thể vừa tham khảo các nội dung từ Micro Influencer, vừa mua sắm các sản phẩm ngay trên TikTok Shop.
Một điểm đặc biệt là TikTok Spark Ads, loại hình quảng cáo này cho phép thương hiệu sử dụng video từ người dùng hoặc Influencer để làm nội dung quảng cáo chính thức. Việc này không chỉ tăng cường hiệu quả chiến dịch mà còn giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo, đồng thời tận dụng nội dung từ các người ảnh hưởng đã có uy tín.
Thị trường Micro Influencer năm 2025 sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự tích hợp các yếu tố như Social SEO, tái sử dụng nội dung UGC, và các hình thức quảng cáo sáng tạo trên nền tảng như TikTok. Các thương hiệu sẽ tiếp tục tận dụng sức mạnh của Influencer để gia tăng hiệu quả chiến dịch marketing và xây dựng mối quan hệ bền vững với người tiêu dùng. Kết nối với Bumblebee để được tư vấn chi tiết hơn nhé!