Chiến thuật quảng cáo 2025: AI và những cập nhật mới từ Google, Meta & TikTok Ads

Mục Lục

Chiến thuật quảng cáo đang có sự thay đổi trên các nền tảng như Google, Youtube, Meta Tiktok. Thuật toán, tính năng và cách phân phối quảng cáo đang tạo ra thách thức lẫn cơ hội cho các thương hiệu. Vậy Marketer cần điều chỉnh chiến lược ra sao để tận dụng tối đa tiềm năng từ các nền tảng này? Cùng Bumblebee khám phá những cập nhật mới nhất để đón đầu xu hướng quảng cáo trong năm 2025!

Google Ads 2025: AI tối ưu dữ liệu quảng cáo, tăng hiệu suất chiến dịch

Google Ads 2025: AI tối ưu dữ liệu quảng cáo, tăng hiệu suất chiến dịch

Năm 2024 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Google Ads với hàng loạt cập nhật quan trọng. Hệ thống quảng cáo này không ngừng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa chiến dịch, mang đến cho nhà quảng cáo những công cụ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Sự phát triển của AI trong lĩnh vực quảng cáo là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dù công nghệ có tiên tiến đến đâu, dữ liệu vẫn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động của AI. Một hệ thống chỉ thực sự tối ưu khi được cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào đủ lớn và có chiều sâu.

Nhận thức được điều này, Google đã đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất một cách bền vững. Những dữ liệu này không chỉ hỗ trợ tối ưu hóa quảng cáo mà còn giúp khai thác tốt hơn các công cụ AI của Google. Những công cụ nổi bật giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dữ liệu gồm:

  • Google Ads Data Manager: Hỗ trợ kết nối, quản lý và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất trên một giao diện thống nhất. Đồng thời, công cụ này có khả năng tích hợp với các nền tảng bên thứ ba để mở rộng phạm vi phân tích dữ liệu.
  • Confidential Matching: Giải pháp giúp doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu offline với hệ thống của Google mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư. Công cụ này đặc biệt hữu ích trong việc đo lường hiệu suất chiến dịch và nhắm mục tiêu chính xác hơn.
  • Tag Diagnostics: Cho phép kiểm tra và phân tích tình trạng của Google Tags, giúp phát hiện và khắc phục sự cố trên các nền tảng như Google Tag Manager, Google Ads và Google Analytics.
  • Cập Nhật Mới trong Consent Mode API: Hai thông số mới giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn việc thu thập sự đồng ý của người dùng khi xử lý dữ liệu.
  • Consent Management Platform (CMP): Hỗ trợ triển khai banner thu thập sự đồng ý và thiết lập chế độ quản lý dữ liệu theo chuẩn bảo mật, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.

Search Ads

Với hàng tỷ lượt truy vấn mỗi ngày, Google Search đóng vai trò quan trọng trong hành trình khám phá sản phẩm và ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Google liên tục cải tiến các tính năng quảng cáo tìm kiếm để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Những Tính Năng Nổi Bật Của Search Ads:

  • Shopping Ads on Google Lens: Google Lens hiện hỗ trợ hơn 20 tỷ lượt tìm kiếm trực quan mỗi tháng. Trong đó, cứ 4 truy vấn dạng này thì có 1 được thực hiện với mục đích thương mại. Tận dụng Shopping Ads trên Google Lens giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ngay từ giai đoạn khám phá sản phẩm.
  • Ads in AI Overviews: Tính năng AI Overview tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để cung cấp câu trả lời chi tiết cho người dùng. Google đang thử nghiệm hiển thị quảng cáo liên quan trong phần trả lời này, giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên hơn. Hiện tại, tính năng này chỉ khả dụng trên thiết bị di động tại Mỹ.
  • Brand Inclusions: Công cụ này giúp tối ưu các chiến dịch branded search, đảm bảo quảng cáo chỉ xuất hiện với các từ khóa chứa tên thương hiệu mà bạn đã xác định trước.
  • Brand Exclusions: Cho phép loại trừ các truy vấn tìm kiếm liên quan đến thương hiệu cụ thể khỏi chiến dịch quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm động. Chỉ cần thiết lập một lần, hệ thống sẽ tự động chặn cả những lỗi chính tả và biến thể liên quan.
  • Loại Trừ Biến Thể Sai Chính Tả Bằng Từ Khóa Phủ Định: Giờ đây, thay vì phải nhập thủ công từng lỗi chính tả, bạn có thể chặn hơn 1,5 triệu biến thể sai của từ “YouTube” chỉ bằng một từ khóa phủ định duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu suất chiến dịch.
  • Báo Cáo Truy Vấn Mở Rộng: Search Terms Report giờ đây hiển thị cả những truy vấn có lỗi chính tả cùng với phiên bản đúng chính tả. Nhờ đó, trung bình 9% truy vấn trước đây bị ẩn trong mục “Khác” nay đã xuất hiện, giúp nhà quảng cáo có cái nhìn toàn diện hơn về hành vi tìm kiếm của người dùng.

Performance

Google liên tục cập nhật các tính năng nhằm giúp nhà quảng cáo tối ưu chiến dịch và nâng cao hiệu suất chuyển đổi. Dưới đây là những cải tiến đáng chú ý trong năm 2024:

Báo cáo hiệu suất chi tiết gồm

  • Asset-Level Reporting: Cung cấp số liệu cụ thể về từng asset sáng tạo, giúp nhà quảng cáo xác định nội dung nào mang lại chuyển đổi tốt nhất.
  • Asset Coverage Reporting: Đưa ra đề xuất tối ưu hóa cho các nhóm asset chưa đạt hiệu quả, chẳng hạn như thêm tiêu đề dài hoặc bổ sung hình ảnh phù hợp để tăng mức độ thu hút.
  • Asset Group Performance: Cho phép đánh giá hiệu suất chiến dịch theo thời gian, thiết bị và hành vi chuyển đổi của người dùng.

Tối ưu hóa để nhắm đúng đối tượng:

  • Audience Insights: Cung cấp dữ liệu nhân khẩu học chi tiết, giúp nhà quảng cáo tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng mới và tinh chỉnh nội dung phù hợp với từng độ tuổi, giới tính.
  • Final URL Expansion: Mở rộng phạm vi tiếp cận đến những truy vấn tìm kiếm mới có giá trị và điều hướng người dùng đến trang đích phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Kiểm soát ngân sách và dự báo hiệu suất

  • Budget Pacing Insights: Theo dõi ngân sách theo thời gian thực, giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả và dự đoán khả năng chuyển đổi.
  • Performance Insights: Tổng hợp dữ liệu, phân tích nguyên nhân và đề xuất cải thiện trong một giao diện trực quan, giúp nhà quảng cáo dễ dàng điều chỉnh chiến dịch.

Theo dõi thị phần và độ hiển thị

  • Impression Share Reporting: Cung cấp dữ liệu về tỷ lệ hiển thị quảng cáo so với đối thủ trong Performance Max, giúp bạn đánh giá mức độ cạnh tranh và tối ưu ngân sách để không bị mất thị phần.

Những nâng cấp này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất quảng cáo mà còn nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, cải thiện chiến lược quảng bá và tăng doanh thu.

Demand Gen

Demand Gen là loại chiến dịch quảng cáo của Google tập trung vào việc tạo ra nhu cầu, thay vì chỉ nhắm đến những người đã có ý định mua hàng. Chiến dịch này khai thác sức mạnh của YouTube, Discover và Gmail – những nền tảng giàu nội dung trực quan, thu hút sự chú ý và truyền cảm hứng mua sắm cho người dùng.

Google liên tục nâng cấp Demand Gen để đáp ứng nhu cầu của các nhà quảng cáo:

  • Kiểm soát vị trí hiển thị video ads: Creative Preferences cho phép ghim video assets vào các nền tảng cụ thể, đảm bảo quảng cáo xuất hiện đúng nơi mong muốn.
  • Xác minh độ phù hợp thương hiệu: Hợp tác với bên thứ ba để kiểm duyệt nội dung quảng cáo, đảm bảo vị trí hiển thị an toàn cho thương hiệu.
  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Lookalike Segments giúp tiếp cận những người có đặc điểm tương tự khách hàng hiện tại, với danh sách tối thiểu giảm từ 1.000 xuống 100 người, phù hợp cả với doanh nghiệp nhỏ.
  • Quảng bá sản phẩm chính xác hơn: Product Feeds trong Demand Gen giúp hiển thị sản phẩm đúng đối tượng, đúng thời điểm.
  • Mở rộng phạm vi tiếp cận ngoài YouTube: Google Video Partners Inventory giúp quảng cáo xuất hiện trên nhiều nền tảng khác ngoài YouTube.
  • Quản lý chiến dịch trên quy mô lớn: Tích hợp với Display & Video 360 giúp thực hiện và tối ưu hóa Demand Gen Campaigns hiệu quả hơn.

Retail & Commerce 

Google Shopping Ads liên tục cập nhật tính năng mới để hỗ trợ nhà quảng cáo sáng tạo nội dung nhanh chóng và nâng cao trải nghiệm mua sắm:

  • Tích hợp Generative AI: Tạo nội dung quảng cáo đa dạng và hấp dẫn hơn.
  • Deals Page mới: Giúp người mua dễ dàng tìm thấy các ưu đãi tốt nhất.
  • Branded Video trong Product Studio: Chuyển đổi ảnh tĩnh thành video quảng cáo chỉ trong vài giây.
  • Virtual Try-On trong Shopping Ads: Cho phép khách hàng thử quần áo trên hình mẫu ảo, cải thiện trải nghiệm mua sắm.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Thiết lập ưu đãi tùy chỉnh dựa trên dữ liệu người mua.
  • Automated Discounts trong Merchant Center: Xác định mức giá cạnh tranh nhất dựa trên dữ liệu thị trường.
  • Đồng bộ hóa tình trạng hàng hóa tại cửa hàng: Giúp khách hàng kiểm tra tính sẵn có của sản phẩm ngay trên Google.

Những cải tiến này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất quảng cáo mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

App Campaign 

App Campaign giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa nội dung sáng tạo, cải thiện hiệu suất chiến dịch trên cả iOS và Android, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết hơn về hiệu quả quảng cáo.

Google đã cập nhật loạt tính năng AI cho App Campaign nhằm nâng cao hiệu suất và bảo vệ quyền riêng tư:

  • Tích hợp View-Through Conversions: Giúp tối ưu hóa chiến lược đặt giá thầu trên Android.
  • Cải tiến On-Device Conversion trên iOS: Cải thiện hiệu suất đo lường và bảo vệ dữ liệu người dùng.
  • Thử nghiệm Uplift: Cho phép kiểm tra và so sánh hiệu quả của các creative concepts khác nhau trong chiến dịch.
  • Enhanced Asset Reporting: Đánh giá tác động chiến dịch chi tiết theo từng asset, mạng lưới phân phối và chỉ số chuyển đổi.
  • Báo Cáo SKAdNetwork: Cải thiện đo lường hiệu suất trên iOS, hỗ trợ chiến lược đặt giá thầu tCPA và tROAS.

Creative Solutions

Google đẩy mạnh ứng dụng Generative AI, giúp nhà quảng cáo dễ dàng sáng tạo nội dung hình ảnh và video theo ý muốn:

  • Image Generation Models & “Generate More Like This”: Tạo hình ảnh quảng cáo nhanh chóng, linh hoạt.
  • Chỉnh sửa hình ảnh bằng AI: Xóa hoặc thay đổi nền, thêm hoặc xóa đối tượng một cách đơn giản.
  • Video Enhancements: Google AI tự động tạo nhiều phiên bản khác nhau từ video gốc, hỗ trợ lật và rút ngắn video ads.

Ngoài ra, Google hợp tác với Canva, Smartly, Pencil và Typeface, giúp việc tạo và tải nội dung lên Google Ads trở nên liền mạch và dễ dàng hơn.

YouTube Ads: Tận dụng sức mạnh Storytelling để chinh phục người dùng

Mặc dù các nền tảng video ngắn đang phát triển mạnh mẽ, YouTube vẫn duy trì vị thế vững chắc nhờ nội dung chất lượng và đáng tin cậy từ các content creators. Đây vẫn là một kênh quan trọng giúp thương hiệu kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng.

YouTube Ads: Tận dụng sức mạnh Storytelling để chinh phục người dùng

YouTube Ads: Tận dụng sức mạnh Storytelling để chinh phục người dùng

Để tối ưu hiệu quả quảng cáo, thương hiệu có thể áp dụng hình thức Storytelling, kết hợp với các công cụ hỗ trợ như:

  • First Position: Giúp thương hiệu xuất hiện ở vị trí quảng cáo đầu tiên trên YouTube, tiếp cận đối tượng tiềm năng thông qua Display & Video 360.
  • Video View Campaign: Cung cấp tùy chọn kiểm soát định dạng quảng cáo, tối ưu chi phí mỗi lượt xem (CPV) và hỗ trợ chiến dịch dành riêng cho Shorts.
  • Giảm số lần ad breaks trên YouTube Connected TV: Giúp giảm gián đoạn, giữ chân người xem lâu hơn và tăng khả năng tương tác với thương hiệu.
  • Branded QR trên Connected TV: Tích hợp QR code để người xem truy cập trực tiếp vào trang web của bạn.

Google cũng cập nhật nhiều tính năng AI giúp nhà quảng cáo tận dụng tốt hơn sự ảnh hưởng của YouTube Content Creators:

  • Partnership Ads trong BrandConnect: Giúp thương hiệu hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung để tạo quảng cáo tự nhiên hơn.
  • YouTube Select Creator Takeovers: Hiển thị quảng cáo trực tiếp trên kênh của nhà sáng tạo, tối ưu hóa độ phủ thương hiệu.
  • YouTube Shopping Affiliate Programme: Kết hợp quảng cáo và thương mại điện tử, giúp nhà sáng tạo giới thiệu sản phẩm một cách trực tiếp và hấp dẫn hơn.
Meta Ads: Nâng cao trải nghiệm quảng cáo với AI và bảo vệ quyền riêng tư

Meta Ads: Nâng cao trải nghiệm quảng cáo với AI và bảo vệ quyền riêng tư

Trong năm qua, Meta không chỉ bổ sung nhiều tính năng mới mà còn tăng cường các công cụ bảo vệ người dùng trên nền tảng.

Ra mắt vào năm 2024, Meta AI nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ tích hợp mô hình AI mã nguồn mở Llama. Công cụ này hỗ trợ người dùng trong công việc, học tập, sáng tạo và kết nối trên các ứng dụng của Meta. Những cải tiến quan trọng trên các nền tảng gồm:

  • WhatsApp: Cải thiện chất lượng cuộc gọi nhóm, giúp linh hoạt hơn và tích hợp AI vào Business Messaging.
  • Threads: Bổ sung tính năng đăng bài trên web, lên lịch đăng bài.
  • Instagram: Cho phép đặt lại đề xuất nội dung trên Explore, Reels và Feed, giúp người dùng làm mới trải nghiệm khi sở thích thay đổi. Cải tiến tính năng tin nhắn: chỉnh sửa tin nhắn, ghim cuộc trò chuyện, đặt biệt danh, chia sẻ vị trí. Trial Reels giúp creator hiển thị nội dung thử nghiệm với người dùng không theo dõi để đánh giá mức độ tương tác.

Đặc biệt, Meta chú trọng đến yếu tố an toàn với loạt tính năng mới:

  • Instagram Teen Accounts: Giới hạn người có thể liên hệ với người dùng nhỏ tuổi.
  • Chiến dịch giáo dục: Hỗ trợ phụ huynh và thanh thiếu niên nhận diện các trò lừa đảo tống tiền tình dục.
  • Công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Được thử nghiệm để tăng cường bảo mật trên nền tảng.

Với loạt cải tiến này, Meta không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn khẳng định cam kết bảo vệ an toàn trên không gian số.

TikTok Ads: Phát triển tính năng mới, khai thác insight người dùng hiệu quả

TikTok Ads: Phát triển tính năng mới, khai thác insight người dùng hiệu quả

Với lượng người dùng khổng lồ và thời gian sử dụng cao, quảng cáo trên TikTok ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nền tảng này đã ra mắt loạt tính năng quảng cáo mới, trong đó nổi bật là quảng cáo tin nhắn trên TikTok.

Quảng cáo tin nhắn trên TikTok – Kết nối trực tiếp với khách hàng

Vừa được triển khai tại khu vực APAC, bao gồm Việt Nam, Messaging Ads giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng qua các cuộc trò chuyện liền mạch, mang lại trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Hai hình thức quảng cáo tin nhắn chính:

  • Direct Messaging Ads: Dẫn người dùng đến tính năng nhắn tin trực tiếp trên TikTok, giúp họ trao đổi với thương hiệu mà không cần rời ứng dụng.
  • Instant Messaging Ads: Điều hướng người dùng đến các nền tảng nhắn tin khác như Facebook Messenger, WhatsApp, tối ưu trải nghiệm trao đổi theo sở thích cá nhân.

Creator Search Insights – Công cụ phân tích insight dành cho nhà sáng tạo

Bên cạnh quảng cáo, TikTok cũng ra mắt Creator Search Insights, hỗ trợ KOL, KOC xây dựng nội dung hiệu quả hơn. Công cụ này giúp nhà sáng tạo khám phá chủ đề đang thịnh hành, bao gồm cả những chủ đề ngách ít cạnh tranh nhưng tiềm năng cao.

Ngoài ra, Creator Search Insights còn liên kết với Creator Rewards, thúc đẩy giá trị nội dung khi người dùng tìm kiếm các chủ đề đang quan tâm.

TikTok Symphony – Trợ lý AI cho nội dung sáng tạo

Không nằm ngoài cuộc đua AI, TikTok đã giới thiệu TikTok Symphony, bộ công cụ GenAI giúp tối ưu quá trình sản xuất nội dung:

  • Symphony Assistant: AI hỗ trợ lên ý tưởng, theo dõi xu hướng, tối ưu nội dung (có cả bản miễn phí và trả phí).
  • Symphony Creative Studio: Tạo video nhanh chóng từ nội dung có sẵn hoặc đường link sản phẩm.
  • Tối ưu hóa quảng cáo: Tích hợp vào Trình quản lý Quảng cáo TikTok, nâng cao hiệu quả chiến dịch.
  • Symphony Digital Avatars: Nhân vật AI giúp thương hiệu truyền tải thông điệp chân thực hơn, gồm Stock Avatars (có sẵn) và Custom Avatars (tùy chỉnh theo thương hiệu).
  • Symphony Collective: Hội đồng cố vấn gồm các thương hiệu lớn và agency thảo luận về ứng dụng AI trong marketing.

Với những cập nhật mạnh mẽ này, TikTok tiếp tục khẳng định vị thế là nền tảng quảng cáo sáng tạo, giúp thương hiệu kết nối hiệu quả hơn với khách hàng.

Trong bối cảnh nền tảng số không ngừng phát triển, các kênh quảng cáo như Google, YouTube, Meta và TikTok đều liên tục cập nhật những công nghệ và tính năng mới nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Từ AI, quảng cáo tin nhắn, tối ưu hóa video ngắn đến cá nhân hóa nội dung, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung: mang lại trải nghiệm mượt mà, tăng cường sự kết nối và tối ưu doanh thu.

Theo dõi Bumblebee để cập nhật chiến lược marketing để đón đầu những xu hướng mới nhất nhé!