Chất liệu dân gian là một trong những yếu tố tiềm năng đang được rất nhiều thương hiệu khai thác trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu, ấn phẩm truyền thông và không gian trải nghiệm. Đây là yếu tố được các thương hiệu ưu tiên đưa vào các chiến dịch marketing trong thời điểm hiện tại, bao gồm cả thương hiệu trong và ngoài nước. Hãy cùng Bumblebee “điểm tên” 1 số thương hiệu nổi bật nhé.
Thương hiệu Cộng Cà Phê – Quán Cafe tái hiện một Việt Nam “bao cấp”
“Cộng Cà Phê”, cái tên đơn giản xuất phát từ câu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” khiến ai khi nhắc đến cũng nhớ một hình ảnh quán cafe mang chất cổ xưa, đậm phong cách Việt Nam thời kỳ trước. Không gian các quán cafe của Cộng luôn được thiết kế theo hướng tập trung xoáy sâu vào lòng tự tôn dân tộc, nâng cao nhận thức con người Việt về thời kỳ lịch sử bao cấp đa qua.
Màu sắc, hình ảnh cũng như các vật dụng trang trí nơi đây đều thể hiện rõ tinh thần đó. Yếu tố này đã tác động rất sâu đến tâm lý của khách hàng Việt và kích thích sự tò mò của khách hàng ngoại quốc.
Các chiến dịch Marketing của “Cộng” đều có sự góp mặt của các sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam mang đậm chất nét văn hóa xưa, giúp khách hàng có dịp hoài niệm về những ký ức Việt cổ.
Bên cạnh việc kinh doanh không gian thưởng thức cafe đậm chất Việt thì “Cộng” còn có những bộ sưu tập sản phẩm về trà, bánh, cafe,… với bao bì, thiết kế, tên gọi đều mang đến cho khách hàng sự gần gũi của một Việt Nam giản dị.
Trong dịp Trung thu 2021, “Cộng” đã triển khai chiến dịch Marketing kết hợp với món đồ chơi truyền thống của Việt Nam thời xưa – Phỗng đất Làng Hồ để tiếp nối thông điệp “Cộng kể chuyện Việt Nam”. Đây là thông điệp mang mong muốn đưa những giá trị văn hóa xưa trở lại và giữ gìn chúng của “Cộng”.
Và Trung thu năm nay, “Cộng” triền khai chiến dịch “Chạm vào trong veo” mang lại cảm giác tươi mới cho khách hàng. Mỗi set quà của “Cộng” đều đi kèm theo một quà tặng Bi Ve. Đây chính là trò chơi vui đùa, là “cả gia tài” của đám trẻ nhỏ một thời thơ ấu xưa.
Có thể thấy rằng, “Cộng” là một trong những thương hiệu Việt tiên phong trong việc đưa chất liệu dân gian vào các chiến dịch Marketing thương hiệu và đã đạt được hiệu quả rất cao trong việc lan tỏa giá trị và nhận diện của mình.
Thương hiệu Ngoặm – Nhà hàng burger tái hiện về một Hà Nội giản dị
“Ngoặm” Burger một cái tên quá đỗi quen thuộc với người dân thủ đô, nơi được ví như trạm dừng chân giao lưu ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước. Quán được thiết kế với mong muốn tài hiện không gian một ngôi nhà Hà Nội cổ thời Pháp thuộc, pha trộn giữa phong cách ẩm thực Châu Âu và trải nghiệm ẩm thực dân dã của đường phố Việt Nam.
Bộ nhận diện thương hiệu của “Ngoặm” được triển khai với ý tưởng hòa trộn các bản sắc văn hóa độc đáo, nâng cao tính trải nghiệm ẩm thực đa dạng. Bộ nhận diện được triển khai cùng với font chữ ký tự kiểu ransom độc đáo, vui nhộn làm chủ đạo tạo nên một diện mạo ấn tượng về nơi dành cho việc trải nghiệm văn hóa ẩm thực.
Đặc biệt, một trong những key visual của thương hiệu là cờ hội (cờ ngũ sắc), một văn hóa cơ bản trong các lễ hội truyền thống xưa này của Việt Nam.
Một điều đặc biệt nữa ở “Ngoặm” đó là Menu với những cái tên độc đáo, không thể bắt gặp ở bất cứ quán ăn nào. Các tên món ăn trên Menu được thay đổi theo mùa và thể hiện sự đặc sắc trong món ăn ấy. Sự “Việt hóa” các món đồ Âu một cách tinh tế để phù hợp khẩu vị người Việt, đồng thời khiến thực khách Hà Nội vô cùng thích thú khi được thưởng thức văn hóa trong từng miếng ngoặm.
Bạn có thể dễ dàng thấy được những cái tên món ăn độc đáo trên Menu của “Ngoặm” như Cái tép đi đưa bà, Múa dồi qua mắt thợ, Tam hoa, Chả phải chó,… Những cái tên ấy với mục đích mang lại sự thoải mái cho khách hàng cũng như tạo cơ hội cho “Ngoặm” giới thiệu món ăn cho khách hàng mỗi khi khách đặt câu hỏi “ơ thế cái này là cái gì”, “sao lại có cái này”,…
Đến với “Ngoặm”, khách hàng sẽ có trải nghiệm một Hà Nội thời Pháp thuộc kết hợp với những nét Châu Âu hiện đại. Những thiết kế, hình ảnh của “Ngoặm” mang lại cảm giác tươi mới, năng động mà giản dị ấm áp. Nơi đây luôn mang lại cho khách hàng những cảm giác thân quen của Hà Nội nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung với phương châm “Chừng nào văn hóa còn tiếp diễn, khi đó Ngoặm còn sáng tạo” của Hai Founder đầy tài năng.
Thương hiệu Nhẹ Kinh Bắc & An Cafe – Những thương hiệu cafe lưu giữ ký ức Văn hóa Kinh Bắc xưa
Nhắc đến “Nhẹ” nghĩa ta sẽ nghĩ đến một quán cafe tại vùng đất quê hương của dân ca quan họ – thành phố Bắc Ninh hay xứ Kinh Bắc xưa. Đúng như cái tên “Nhẹ”, nơi đây mang lại cho khách hàng cảm nhận của sự giản dị, nhẹ nhàng bình yên. Thương hiệu tựa như một không gian lưu giữa những nét độc đáo của xứ Kinh Bắc kết hợp với những nét hiện đại và tối giản.
Hình ảnh chiếc mái vút cong là điểm nhấn khiến khách hàng luôn chú ý khi đặt chân đến “Nhẹ”. Nó chính là sự tái hiện của hình ảnh mái đình Làng Đình Bảng của Bắc Ninh. Từng thiết kế, vật dụng trang trí của quán đều góp phần đưa văn hóa Kinh Bắc đến gần hơn với khách hàng.
Bên cạnh sự đầu tư sáng tạo về không gian, Menu đồ ăn và đồ uống của “Nhẹ” cũng đậm chất văn hóa Kinh Bắc. Đặc biệt là với sự đầu tư trong cách đặt tên cho từng món như: Chiều Đền Đô, Sớm Kinh Bắc, Dừa Xiêm Phu Thê, Trân Châu Phu Thê,… Những cái tên ấy đều gợi cho khách hàng nhớ đến một hình ảnh Kinh Bắc dịu dàng, mang đậm bản sắc văn hóa xưa.
Ngoài ra, các ấn phẩm truyền thông của thương hiệu cũng được đan xen những hình ảnh văn hóa truyền thông mang lại cho người xem những sự hoài niệm về miền Kinh Bắc xưa. Chính sự khéo léo đưa nét văn hóa vào các ấn phẩm và chiến dịch marketing ấy đã giúp cho “Nhẹ” có được một vị trí trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc đến Bắc Ninh.
Nếu “Nhẹ” mang lại cho chúng ta đặc trưng không gian của một vùng đất nổi tiếng xứ Kinh Bắc thì “AN” lại tạo điểm nhấn trong những sản phẩm nhỏ để gợi nhớ những nét văn hóa của miền Quan Họ. Mục tiêu của “AN Cafe” là tạo ra một nơi chốn thoải mái với cảm giác thân thuộc để kết nối con người và mang lại niềm hạnh phúc từ những điều nhỏ bé nhất.
“Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình” – chữ “tình” của người Kinh Bắc chính là nguồn cảm hứng chính cho tinh thần của “AN”. Với niềm tự hào từ vùng Kinh Bắc, “AN” mong muốn kế câu chuyện văn hóa và giữ gìn những nét tinh hoa truyền thống, bằng cách hiện diện và lan tỏa tinh thần hiếu khách trong những không gian đương đại.
Từ những nét văn hóa độc đáo của vùng Quan họ như tranh Đông Hồ, cờ hội, áo tứ thân và nón quai thao của các liền chị,… “AN” Cà Phê đã khéo léo lồng ghép các họa tiết truyền thống này vào các sản phẩm hàng ngày. Kết hợp sự sáng tạo với họa tiết hiện đại, “AN” lan tỏa vẻ đẹp bình dị, gần gũi của văn hóa dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc quê hương với những lễ hội truyền thống phong phú hàng đầu cả nước.
Điều đặc biệt là không chỉ những cơ sở ở Bắc Ninh, việc đưa những hình ảnh độc đáo kể trên còn diễn ra tại tất cả các cơ sở của “AN” tại Hà Nội.
Các chiến dịch Marketing của “AN” luôn gắn liền với các hình ảnh của di sản truyền thống vùng đất Bắc Ninh về văn hóa và ẩm thực địa phương. Những điều đó gọi cho thực khách sự tò mò về những nét văn hóa ấy, kích thích họ tìm hiểu thêm để văn hóa luôn được bảo tồn và tôn vinh. Những câu nói giản dị, câu ca dao,… đều được “AN” khéo léo đưa vào các ấn phẩm thiết kế hay các chiến dịch truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.
Thương hiệu Phê La – Đánh thức vẻ đẹp nông sản qua Bộ ảnh “Nốt hương đặc sản”
“Phê La” – thương hiệu chỉ mới ra mắt 2 năm đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý và chiếm lấy cảm tình của đại đa số người dùng ở các thành phố lớn. Những từ thường được sử dụng để miêu tả về thương hiệu này là thủ công, tinh tế, mộc mạc. Viết tiếp hành trình đi tìm hương vị nguyên bản, “Phê La” mở ra câu chuyện đầy cảm hứng sáng tạo mang tên “Nốt hương đặc sản – Nguyên bản – Thủ công”, nổi bật trong đó là bộ ảnh “Nốt hương đặc sản” đậm chất văn hóa nghệ thuật trong thời gian vừa rồi.
“Phê La” xây dựng không gian được lấy cảm hứng từ những chuyến cắm trại gần gũi, ấm cúng với bàn xếp cùng ghế dù, nhờ vậy, “Phê La” đã tái hiện lại một Đà Lạt cực “chill” giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Điểm đặc biệt làm nên thương hiệu “Phê La” còn nằm ở các sản phẩm được sáng tạo ra từ dòng trà Ô Long đặc sản.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, “Phê La” đã thể hiện niềm tự hào về nguồn nguyên liệu hảo hạng được chính người nông dân Việt Nam vun trồng và chăm sóc thông qua lời khẳng định “Chúng tôi bán Ô Long đặc sản Đà Lạt” tại tất cả các cửa hàng và nhiều ấn phẩm truyền thông trên mạng xã hội.
Giới thiệu bộ ảnh “Nốt hương đặc sản” nhằm truyền tải thông điệp về yếu tố dân tộc và nét đặc trưng trong những đồ uống đậm chất riêng của thương hiệu. Ở mỗi sản phẩm của “Phê La”, khách hàng có thể dễ dàng cảm nhận được những tầng hương và mùi vị riêng biệt. Bộ ảnh mới của “Phê La” được chụp theo bố cục sắp đặt và nhiều tầng chồng chất lên nhau nhưng vẫn mang lại cảm giác hài hòa về tổng thể nhờ cách lựa chọn và bố trí nguyên liệu thông minh, tinh tế.
Đặc biệt, bộ ảnh còn vô cùng khéo léo khi lồng ghép được những yếu tố mang đậm tinh thần, văn hóa dân tộc với những hình ảnh quen thuộc gắn liền với nông thôn Việt Nam, đặc biệt là người dân trồng trà và khu vực miền núi. Bộ ảnh đã sử dụng những vật dụng tưởng chừng rất đỗi quen thuộc và bình thường với người nông dân như sọt tre, gạo rang, ngói, rơm,… để làm chất liệu tái hiện hành trình và kể chuyện sáng tạo riêng của mình.
Qua đó, “Phê La” mang đến nét đặc trưng và tinh túy trong từng sản phẩm đồ uống, đồng thời thể hiện sự tinh tế và lòng trân quý của thương hiệu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, hành trình đầy đánh thức “Nốt hương đặc sản” đầy cảm hứng của “Phê La” vẫn đang được tiếp tục. “Một hành trình dài rộng hơn còn ở phía trước, Phê La đã sẵn sàng viết tiếp câu chuyện đầy cảm hứng, nuôi dưỡng niềm đam mê bất tận. Chúng tôi tự hào mang sứ mệnh đánh thức những nốt hương đặc sản của nông sản Việt Nam.”
Chất liệu văn hóa truyền thông đang được rất nhiều thương hiệu Việt sử dụng trong các chiến dịch, chiến lược Marketing. Và đây cũng chính là một trong các yếu tố giúp các thương hiệu tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng khác nhau. Liên hệ với Bumblebee nếu doanh nghiệp muốn đưa những chất liệu văn hóa truyền thông vào các chiến dịch Marketing nhé!