Youtube là một nền tảng nằm trong top đầu nền tảng được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng dù chịu sự ảnh hưởng của kênh truyền thông mới như Tiktok. Trong năm tới nên tảng này với một số tính năng mới sẽ mở ra những cơ hội mới cho các nhà tiếp thị nội dung, tuy nhiên vẫn sẽ có những thách thức nhất định mà marketer cần phải đối mặt. Vậy xu hướng Youtube Marketing của năm 2025 sẽ như thế nào và Marketer cần khai thác ra sao để có thể tối ưu hiệu quả? Hãy cùng Bumblebee khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Một số cập nhật của Youtube 2024 mà Marketer cần biết
Các tính năng nổi bật trên Youtube hiện nay
Năm 2024, Youtube đã có thêm một số tính năng mới, ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này. Đặc biệt về chất lượng video và thương mại điện tử, các tính năng ấy bao gồm:
– Tùy chọn 1080p Enhanced hỗ trợ người sáng tạo cải thiện chất lượng hình ảnh của một số kênh 1080p bằng cách tăng tốc độ bit, nâng cấp lên 4K để có chất lượng video tốt hơn.
– Các công cụ AI như Dreamscreen nâng cấp các tùy chọn nội dung cho Youtube Shorts.
– Các công cụ mới của YouTube Studio giúp người sáng tạo tối ưu hóa nội dung dựa trên dữ liệu của người dùng.
– Bộ sưu tập mua sắm Shopping Collection thúc đẩy thương mại điện tử của Youtube phát triển hơn bằng cách giới thiệu sản phẩm trong nội dung của người sáng tạo.
Sự thay đổi về tính năng quảng cáo trên Youtube
Ngoài các tính năng cơ bản, quảng cáo Youtube cũng có sự thay đổi đáng kể với một số điểm mới như sau:
– Youtube đang chuyển sang dữ liệu của bên thứ nhất để nhằm mục tiêu quảng cáo, giảm bớt việc dựa vào thông tin từ các nguồn bên ngoài (như trang web khác, ứng dụng khác) nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư.
– Youtube cũng đang nỗ lực rất nhiều để chống lại các trình chặn quảng cáo, từ đó cải thiện hiệu suất quảng cáo đáng kể cho marketer, nhưng nhìn chung chưa thực sự có hành động rõ rệt.
– Mặc dù chịu nhiều áp lực cạnh tranh lớn từ Tiktok nhưng Youtube vẫn là kênh quảng cáo hiệu quả đặc biệt trong giai đoạn giữa và cuối của phễu chuyển đổi.
Cơ hội và thách thức với Youtube Marketing
Thách thức và yêu cầu đối với Youtube Marketing năm 2025
Sự cạnh tranh khốc liệt với Tiktok vẫn tiếp tục đòi hỏi các nhà tiếp thị phải tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng.
– Bắt nhịp các tình năng mới: Các nhà tiếp thị cần nhanh chóng nắm bắt các tính năng đang phát triển mới của Youtube như Shorts và Bộ sưu tập mua sắm để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác trên nền tảng.
– Sản xuất video dài: Việc sản xuất nội dung video hấp dẫn ở quy mô lớn đòi hỏi nhiều nguồn lực nhưng lại là loại nội dung rất quan trọng để thương hiệu thành công trên Youtube.
– Sử dụng các công cụ phân tích: Nắm bắt cách sử dụng hiệu quả các công cụ phân tích của YouTube là yếu tố rất quan trọng để theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.
– Cần tích hợp Youtube với các chiến dịch khác: Việc tích hợp YouTube vào chiến lược tiếp thị rộng hơn là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
– Lưu ý các quy định về quyền riêng tư: Youtube đang dần thích nghi hơn với việc mất đi Cookies của các bên thứ 3, do đó thương hiệu cũng cần xem xét lại các quy định về quyền riêng tư.
– Chống gian lận quảng cáo ảnh hưởng lớn tới ROI: Tối ưu hóa khả năng xem của người dùng và chống các hành vi gian lận quảng cáo là những yếu tố tác động rất lớn tới tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp trên Youtube.
– Đảm bảo an toàn thương hiệu (Brand safety) khó khăn hơn: Khi các dịch vụ nội dung của TikTok được mở rộng cũng là một mối đe dọa đối với thương hiệu.
Cơ hội của Youtube Marketing
– Tận dụng Youtube Shorts: Thu hút khán giả trẻ tuổi và tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu bằng các dạng nội dung ngắn và có tác động mạnh với người xem.
– Khai thác AI trên Youtube: Sử dụng công cụ AI trên Youtube để cá nhân hóa nội dung, cải thiện mức độ tương tác của khán giả, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
– Công nghệ quảng cáo mới của Youtube: Tận dụng những cải tiến trong công nghệ quảng cáo của Youtube để nhằm mục tiêu chuẩn xác hơn từ đó thúc đẩy ROI.
– Cơ hội phát triển thương mại: Thương hiệu có thể tích hợp tính năng mua sắm trực tiếp và social commerce để tạo ra trải nghiệm mua hàng hấp dẫn theo thời gian thực trên Youtube.
– Cơ hội phát triển thương hiệu cùng Influencer: Hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để tạo ra nội dung chân thức và thu hút khán giả nhiều hơn đang nhận được rất nhiều kết quả tích cực trên Youtube.
Xu hướng Youtube Marketing toàn cầu 2025
Các nhà tiếp thị có xu hướng tăng ngân sách trong năm 2025
Theo khảo sát của Influencer Hub, có tới hơn 65,1% nhà tiếp thị toàn cầu chia sẻ họ dự định tăng ngân sách tiếp thị đối với nền tảng này trong năm tới. Xu hướng tăng ngân sách này cho thấy sự tin tưởng của các nhà tiếp thị đối với tiềm năng và hiệu quả của Youtube Marketing. Trong đó, phần lớn các thương hiệu đều nỗ lực tìm cách tận dụng phạm vi tiếp cận và khả năng tương tác rộng lớn của Youtube. Sự tăng trưởng tích cực này cũng khá phù hợp với xu hướng phát triển chung của video marketing.
Hiệu quả quảng cáo trên nền tảng Youtube
Có tới 51,6% thương hiệu nhận thấy hiệu suất quảng cáo trên Youtube có sự tăng trưởng tích cực và 20,5% thấy hiệu suất khá ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít thương hiệu báo cáo hiệu suất không thay đổi hoặc giảm sút cho thấy có thể đối với một số ngành hoặc một số loại chiến dịch đặc biệt vẫn chưa thực sự khai thác hết quảng cáo Youtube.
Xu hướng phát triển các nội dung không phải trả phí
Organic content vẫn là một phần quan trọng trong các chiến lược trên Youtube. Hiện nay, phần đông các nhà tiếp thị vẫn dành rất nhiều nỗ lực để sáng tạo các nội dung organic. Điều này cho thấy nhiều thương hiệu đã có được kết quả tích cực từ việc tạo ra nội dung có sức hấp dẫn với khán giả.
Khảo sát về tỷ lệ quảng cáo trả phí cũng cho thấy điều này: 51,6% marketer sử dụng quảng cáo trả phí, còn lại 48,4% không sử dụng. Như vậy, trên thực tế vẫn còn rất marketer vấn đề cao tiềm năng của các chiến Youtube marketing sử dụng nội dung organic, không bị phụ thuộc vào chi phí quảng cáo.
Mục tiêu chính cho các chiến dịch Youtube Marketing
51,6% nhà tiếp thị đang sử dụng Youtube Marketing cho mục tiêu tăng brand awareness. Con số này một lần nữa cho thấy YouTube vẫn luôn là một nền tảng mạnh và có khả năng tiếp cận đối tượng lớn, đáp ứng mục tiêu tăng cường sự hiện diện của thương hiệu. Tuy nhiên, như đã nêu trong phần cơ hội, các tính năng kết nối với hoạt động thương mại đang ngày càng phát triển hơn trên Youtube. Vì vậy, một số lượng đáng kể các nhà tiếp thị cũng dần chú trọng nhiều hơn vào mục tiêu chuyển đổi cho các chiến dịch tiếp thị trên nền tảng này.
Cùng với những mục tiêu trên, các marketer thường sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả chủ yếu của một chiến dịch Youtube marketing là: Engagement rates, Conversion rates, Brand awareness và ROI.
Các loại hình chiến dịch nào được sử dụng nhiều nhất trên Youtube
Hiện nay, hai loại hình chiến dịch chính được sử dụng trong các chiến dịch Youtube marketing là: Influencer Marketing với 25,6% nhà tiếp thị đang sử dụng và Organic content marketing với 25,1%. Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo trả phí cũng được đề cao với hơn 13,5%.
Từ những con số này có thể thấy, xu hướng Influencer Marketing và Organic content marketing đang lấn át hơn hẳn so với quảng cáo trả phí. Cho thấy tầm quan trọng về tính xác thực và sự gần gũi trong các chiến dịch trên YouTube ngày càng được đề cao hơn.
Đặc biệt, các nhà tiếp thị rất đề cao hiệu quả của Influencer trong các chiến dịch Youtube Marketing. Bởi lẽ, bản chất của YouTube là một nền tảng nơi mà các hoạt động của influencer đóng vai trò chính trong việc định hình sở thích và hành vi của người xem từ trước tới nay. Vì vậy, có lẽ các thương hiệu nên cân nhắc đưa Influencer vào một trong những hoạt động cốt lõi trong chiến lược tiếp thị YouTube của mình.
Sự bùng nổ của Youtube Short
YouTube Shorts đang ngày càng được các marketer ưa chuộng nhiều hơn bởi cách truyền tải nội dung nhanh chóng, ấn tượng và phù hợp với xu hướng xem video ngắn của người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là người trẻ. Hơn 33,5% nhà tiếp thị chia sẻ rằng họ sử dụng Youtube Short thường xuyên và 20,9% thỉnh thoảng sử dụng dạng nội dung này.
Với khả năng thu hút sự chú ý nhanh chóng, Youtube Short được đánh giá một công cụ rất hiệu quả cho các hoạt động ở đầu phễu khách hàng. Các marketer hiện nay chủ yếu sử dụng công cụ này để hướng tới các mục tiêu như Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu, Nhắm mục tiêu một nhóm nhân khẩu học cụ thể, Thực hiện các quảng cáo định dạng ngắn gọn hoặc Hướng lưu lượng truy cập đến các dạng content dài hơn,…
Shopping Collection mang lại một làn gió mới cho chiến lược Youtube Marketing
Sự ra đời của Shopping Collection làm thay đổi đáng kể cuộc chơi của các nhà tiếp thị trên Youtube với khả thúc đẩy tần suất hiển thị sản phẩm và doanh số bán hàng khá hiệu quả. Tuy nhiên, một bộ phận marketer được hỏi vẫn chưa thực sự tận dụng tính năng này, cho thấy cơ hội tăng trưởng rất tiềm năng cho những thương hiệu sẵn sàng tham gia vào đường đua này.
Hiện nay, Shopping Collection đang được nhiều nhà tiếp thị yêu thích với những lợi ích nổi bật như: Gia tăng doanh số đáng kể, Cải thiện khả năng hiển thị và tỷ lệ chuyển đổi, Không có tác động lớn đến chiến lược bán hàng, … Đặc biệt, đối với các thương hiệu tập trung vào bán hàng DTC (Bán trực tiếp tới khách hàng), việc tận dụng tính năng này có thể mang lại lợi thế đáng kể về thương mại điện tử.
Ngoài ra báo cáo cũng nêu một số những thông tin và xu hướng khác như ảnh hưởng từ chiến lược chống quảng cáo của Youtube tới các chiến dịch của thương hiệu, phân bố ngân sách cho chiến dịch,…
Như vậy, so với báo cáo về TikTok mà chúng tôi đã phân tích trong bài viết trước đây, có thể thấy rõ một số điểm khác biệt giữa hai công cụ này:
– Về ngân sách tiếp thị: TikTok được đầu tư ổn định hơn nhờ mức độ tương tác cao, chi phí sản xuất thấp hơn và ROI được thúc đẩy tốt thông qua các tính năng như TikTok Shop thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong khi đó, ngân sách dành cho Youtube lại có sự chênh lệch nhiều hơn cho thấy vẫn còn rất nhiều nhà tiếp thị hoài nghi về công dụng của nền tảng này.
– Về thương mại: Cả hai nền tảng đều đã tích hợp thương mại điện tử, nhưng không khó để thấy được rằng mức độ phổ biến, cũng như trải nghiệm người dùng của TikTok Shop đang nổi bật hơn hẳn so với Youtube. Tính năng mua sắm trên YouTube, mặc dù hiệu quả, nhưng vẫn còn khá mới.
– Về nội dung: Cả hai nền tảng đều ưu tiên nội dung không phải trả phí, nhưng YouTube tập trung vào các video dài nhiều hơn. Trong khi TikTok nổi bật với thế mạnh về Trend và UGC. Nhưng điểm chung đó là cả hai đều coi trọng tính xác thực, nội dung organic.
– Về tầm ảnh hưởng của Influencer: Influencer vẫn luôn là một chiến lược quan trọng trên cả hai nền tảng. Nhưng YouTube tập trung vào các hợp tác dài hạn, chi tiết hơn, trong khi TikTok tập trung vào nội dung lan truyền nhanh, phù hợp với mật độ tiêu thụ thông tin chóng mặt trên nền tảng này.
Nhìn chung, Youtube vẫn là một kênh truyền thông hiệu quả để thương hiệu gia tăng nhận diện và tiếp cận đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần lưu ý thế mạnh của Youtube vẫn là dạng video dài kết hợp influencer, Youtube Short cũng mang lại hiệu quả đáng kể nhưng thường tập trung vào giai đoạn đầu của hành trình khách hàng hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý tới các tính năng mới về thương mại điện tử mà thương hiêu có thể khai thác để tăng cường doanh số. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm về dịch vụ Youtube Marketing nhé!